Chiến tranh giải phóng Chiến_tranh_giải_phóng_Bangladesh

Tháng 3-tháng 6

Đầu tiên, sự kháng cự là tự phát và thiếu tổ chức, và không được dự kiến sẽ kéo dài.[44] Tuy nhiên, khi Quân đội Pakistan đàn áp dân cư, kháng cự gia tăng. Quân đội giải phóng (Mukti Bahini) trở nên tích cực hơn. Quân đội Pakistan tìm cách để dẹp yên họ, song ngày càng nhiều binh sĩ người Bengal đào thoát sang "quân đội Bangladesh" hoạt động ngầm. Các đơn vị của người Bengal này dần sáp nhập vào Mukti Bahini và được giúp đỡ về vũ khí từ Ấn Độ. Pakistan phản ứng bằng việc không vận hai sư đoàn bộ binh và tái cấu trúc lực lượng của họ. Họ cũng xây dựng các lực lượng bán quân sự Razakar, Al-Badr và Al-Sham, cũng như những người Bengal khác phản đối độc lập, và người Hồi giáo Bihar định cư từ khi phân chia.

Ngày 17 tháng 4 năm 1971, một chính phủ lâm thời được thành lập ở huyện Meherpur phía Tây Bangladesh, gần biên giới với Ấn Độ. Sheikh Mujibur Rahman được cử làm Tổng thống mặc dù ông đang bị Pakistan giam giữ, Syed Nazrul Islam làm quyền Tổng thống, Tajuddin Ahmed làm Thủ Tướng, và Muhammad Ataul Ghani Osmani làm Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Bangladesh. Do giao tranh giữa Quân đội Pakistan và Mukti Bahini tăng lên, ước tính có khoảng 10 triệu người Bengal tìm cách tị nạn tại các bang Assam và Tây Bengal của Ấn Độ.[45]

Tháng 6-tháng 9

11 quân khu

Tướng Muhammad Ataul Ghani Osmani có quan điểm khác biệt với giới lãnh đạo của Ấn Độ đối với vai trò của Mukti Bahini trong xung đột. Giới lãnh đạo Ấn Độ ban đầu cho rằng lực lượng Bengal nên được huấn luyện thành một nhóm du kích tinh nhuệ quy mô nhỏ gồm 8.000 thành viên, dẫn đầu là các binh sĩ của trung đoàn Đông Bengal còn sống hoạt động trong các chi bộ nhỏ quanh Bangladesh để tạo thuận tiện cho sự can thiệp cuối cùng của Ấn Độ,[46] song chính phủ Bangladesh lưu vong và Tướng Ataul Ghani Osmani thì ủng hộ chiến lược sau:[47][48]

  • Lực lượng Bengal quy ước sẽ chiếm giữ các khu vực công sự bên trong Bangladesh và sau đó chính phủ Bangladesh sẽ thỉnh cầu công nhận ngoại giao và can thiệp từ quốc tế. Ban đầu, Mymensingh được lựa chọn để tiến hành chiến dịch này, song Osmani sau đó quyết định chọn Sylhet.
  • Gửi tối đa số du kích vào trong Bangladesh nhanh nhất có thể với các mục tiêu sau:[49][50]
    • Tăng thương vong cho Pakistan bằng cách đột kích và phục kích.
    • Làm tê liệt hoạt động kinh tế bằng cách đánh các nhà máy điện, đường sắt, kho lưu trữ và mạng lưới truyền thông.
    • Tiêu trừ khả năng di động của quân Pakistan bằng cách cho nổ cầu cống, kho nhiên liệu, xe lửa và tàu thủy.
    • Mục tiêu chiến lược là khiến cho quân Pakistan dàn trải lực lượng của họ trong tỉnh, để có thể tiến hành tiến công tại các phân đội Pakistan nằm cô lập.

Bangladesh được chia thành 11 quân khu vào tháng 7,[51] mỗi quân khu có một sĩ quan chỉ huy được lựa chọn từ các sĩ quan đào ngũ từ quân Pakistan sang Mukti Bahini để chỉ huy các hoạt động du kích và huấn luyện chiến sĩ. Hầu hết các trại huấn luyện của họ nằm gần khu vực biên giới và hoạt động với sự trợ giúp từ Ấn Độ. Quân khu 10 nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh M. A. G. Osmani và gồm có cả đặc công hải quân cùng lực lượng đặc biệt.[52] Ba lữ đoàn (11 tiểu đoàn) được kiến thiết cho chiến tranh quy ước; một lực lượng du kích lớn được đào tạo.[53]

Ba lữ đoàn (8 tiểu đoàn bộ binh và 3 tiểu đoàn pháo binh) được đưa vào chiến đấu từ tháng 7 đến tháng 9.[54] Trong tháng 6-tháng 7, Mukti Bahini tái tập hợp ở bên kia biên giới với sự hỗ trợ của Ấn Độ thông qua Chiến dịch Jackpot và bắt đầu đưa 2000 – 5000 quân du kích qua biên giới,[55] được gọi là cuộc Tấn công Gió mùa, song không đạt được mục tiêu của mình.[56][57][58] Quân chính quy Bengal cũng tấn công tại Mymensingh, ComillaSylhet, song kết quả là khác nhau. Nhà cầm quyền Pakistan kết luận rằng họ đã ngăn chặn thành công Chiến dịch Gió mùa, một quan sát gần chính xác.[59][60]

Các chiến dịch du kích giảm bớt trong giai đoạn đào tạo, song tăng tốc sau tháng 8. Các mục tiêu kinh tế và quân sự tại Dacca bị tiến công. Trong Chiến dịch Jackpot, đặc công hải quân Bengal đặt mìn và cho nổ tung các tàu bỏ neo tại Chittagong, Mongla, NarayanganjChandpur vào ngày 15 tháng 8 năm 1971.[61][62]

Tháng 10-tháng 12

Lực lượng quy ước Bangladesh tiến công các đồn biên giới, như tại Kamalpur, Belonia và Boyra. Các vụ du kích tấn công tăng cao, cùng xu hướng với các hành động trả đũa nhắm vào thường dân của quân Pakistan và Razakar. Quân Pakistan được tăng cường với tám tiểu đoàn từ Tây Pakistan. Binh sĩ Bangladesh thậm chí còn từng tạm chiếm các sân bay tại Lalmonirhat và Shalutikar.[63]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_tranh_giải_phóng_Bangladesh http://books.google.com.bd/books?id=bJfcCPUr0OoC&p... http://books.google.com.bd/books?id=sg9XW7MmVoIC&p... http://www.pmo.gov.bd/21february/imld_back.htm http://www.liberationmuseum.org.bd/bangladesh_libe... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/651231/A... http://www.defencejournal.com/2000/oct/yaqub.htm http://www.defencejournal.com/2002/dec/demons.htm http://users.erols.com/mwhite28/warstat2.htm#Bangl... http://books.google.com/books?id=z-aRAwAAQBAJ&pg=P... http://books.google.com/books?vid=ISBN0876091990&i...